Giới Thiệu

Chương trình kỹ năng đặc định đang là diện visa được nhiều lao động quan tâm. Vậy chương trình kỹ năng đặc định là gì? Những ai có thể đi Nhật theo diện visa đặc định? Lợi ích khi tham gia chương trình đặc định là gì? Bài viết sau đây sẽ tổng hợp toàn bộ thông tin liên quan đến diện chương trình mới dành cho lao động tham khảo.


1. Chương trình kỹ năng đặc định là gì?

Để giải quyết những khó khăn trong tình hình thiếu nhân lực chính phủ Nhật Bản đã đưa ra thêm một loại hình cư trú mới cho người lao động nước ngoài với tên gọi Kỹ năng đặc định. Tham gia xuất khẩu theo kỹ năng đặc định, người lao động có thể lưu trú tại Nhật với thời gian lâu hơn và đặc biệt có thể bảo lãnh người thân sang sinh sống và làm việc ( kỹ năng đặc định loại 2).

Kỹ năng đặc định bao gồm 2 loại:

- Kỹ năng đặc định số 1:


+ Visa đặc định loại 1 là diện visa dành cho lao động nước ngoài sang Nhật sinh sống và làm việc theo chương trình đã có tay nghề và ngôn ngữ nhất định thông qua kỳ thi đánh giá năng lực đặc định.

Thời hạn lưu trú: 5 Năm 

+ Các nghành nghề được tiếp nhận: Bao gồm 14 ngành nghề: Xây dựng, Đóng tàu, Sửa chữa oto, hàng không, Khách sạn, Điều dưỡng, Dọn dẹp vệ sinh, Nông nghiệp, Ngư nghiệp, chế biến đồ uống, Nhà hàng, chế biến nguyên liệu, chế tạo máy, các ngành liên quan đến điện tử 

+ Bảo lãnh gia đình: Không bảo lãnh được 

+ Thay đổi công ty: Có thể nếu có lý do chính đáng

- Kỹ năng đặc định loại 2:

+ Visa đặc định loại 2 là visa dành cho lao động nước ngoài có kinh nghiệm và tay nghề cao, từng sinh sống và làm việc trong thời gian dài tại Nhật. Hiểu đơn giản hơn, visa đặc định loại 2 là sự gia hạn tiếp theo cho visa đặc định loại 1.

Thời hạn lưu trú: Không giới hạn thời gian lưu trú

+ Các nghành nghề được tiếp nhận:  Xây dựng, Đóng tàu, hàng hải 

+ Bảo lãnh gia đình: Được bảo lãnh gia đình sang Nhật


+ Thay đổi công ty: Được phép thay đổi công ty nhưng phải cùng một lĩnh vực và có lý do chính đáng


2. Điều kiện đi Nhật theo diện visa đặc định

Giới tính: Nam/Nữ
Độ tuổi: 18 tuổi trở lên
Sức khỏe: Đủ điều kiện sức khỏe tham gia chương trình xuất khẩu, ưu tiên người có sức khỏe tốt, không mắc 1 trong 13 bệnh cấm đi xuất khẩu lao động. 
Bằng cấp: - Tốt nghiệp THPT 
 
- Vượt qua kỳ thi kỹ năng đặc định: Kỳ thi đánh giá năng lực tay nghề và tiếng Nhật hoặc có thể đã từng tham gia đơn hàng này tại Nhật Bản.

Yêu cầu khác:

- Lao động chưa từng đi Nhật: 
 
+ Có đạo đức xã hội tốt
 
+ Không có tiền án, tiền sự
 
+ Ưu tiên những người có tinh thần trách nhiệm với công việc.


- Lao động đã từng đi Nhật:

+ TTS đã hoàn thành chương trình TTS đi Nhật về nước

+   Thời gian làm việc ở Nhật KHÔNG vi phạm pháp luật Nhật Bản, không vi phạm nội quy công ty, không bỏ trốn, nợ nần,…

+  Chưa từng xin visa tị nạn ở Nhật

+ Đối với TTS đơn hàng 3 năm về nước muốn xin visa đặc định ĐÚNG NGÀNH nghề trong visa lao động thì không phải tham gia kỳ thi đánh giá năng lực đặc biệt mà chỉ cần hoàn thiện hồ sơ để xin visa thôi.

+  Đối với TTS đơn hàng 3 năm về nước muốn xin visa đặc định NGÀNH KHÁC thì không phải tham gia kỳ thi tiếng Nhật mà chỉ tham gia kỳ thi kỹ năng ngành đó.

+  Đối với TTS đơn hàng 1 năm về nước thì phải tham gia đầy đủ 2 kỳ thi tiếng và kỳ thi kỹ năng giống như người chưa từng đi XKLĐ Nhật Bản.


 
3. Diện lao động bị CẤM đi Nhật theo diện đặc định

Muốn đi Nhật theo chương trình kỹ năng đặc định cần đảm bảo đủ các điều kiện trên. Nếu là 1 trong những đối tượng sau đây, lao động sẽ KHÔNG ĐƯỢC PHÉP đi Nhật theo diện visa này:

 - Du học sinh bị đuổi học vì hạnh kiểm kém, đi học không đủ buổi, không có kỷ luật và trách nhiệm.

- Những tu nghiệp sinh bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp tại Nhật Bản

- Lao động ở lại Nhật quá 5 năm với tư cách visa lao động

- TTS chưa hoàn thành chương trình TTS Nhật Bản, về nước trước hạn

- Những bạn đang ở Nhật với tư cách lưu trú tị nạn

- TTS, DHS nợ cước điện thoại, nhà ở,... tại Nhật

- Lao động bị cấm nhập cảnh Nhật Bản, có tiền án tiền sự.


4. Visa đặc định đã chính thức được triển khai tại Việt Nam

Theo thông tin từ Bộ, hôm nay, ngày 29/10/2019, diện visa đặc định chính thức được  triển khai. Lao động tại Việt Nam chính thức được đi Nhật theo diện đặc định thông qua công ty phái cử.


 
Trong văn bản được thông qua, nội dung quy định rõ về các chính sách, điều kiện lao động cần có đi theo diện đặc định. Hầu hết nội dung được tuân thủ theo bản ghi nhớ hợp tác MOC  giữa Việt Nam và Nhật Bản, cụ thể: 

- Đối tượng được tham gia

Nhật Bản chỉ chấp nhận những  ai có tên trong " Danh sách xác nhận" Từ Bộ Lao động và Công Thương gồm:
  • + Những lao động có chứng chỉ ngoại ngữ và nghề theo tiêu chuẩn của Nhật hoặc các TTS đã hoàn thành xong chương trình thực tập số 2 và số 3 tại Nhật. Phải đúng với 14 ngành nghề đặc định đã được thông qua

  • + Những  công dân Việt Nam cư trú tại Nhật đã được cơ quan tiếp nhận lao động tuyển dụng trực tiếp, bao gồm các đối tượng sau:

Những người được miễn kỳ thi, bao gồm TTS đã hoàn thành chương trình thực tập số 2 và số 3 tại Nhật

Du học sinh hoàn thành khóa học ít nhất 2 năm tại các trường có cấp bằng tại Nhật và có dự định chuyển sang visa lao động khi đã đỗ kỳ thi đặc định

- Doanh nghiệp phái cử

Các doanh nghiệp phải được Bộ Lao động và Công Thương cấp phép hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam ra nước ngoài theo hợp đồng, có hợp đồng với đối tác Nhật.

Các doanh nghiệp này phải có văn bản gửi Cục Quản lý lao động nước ngoà. Căn cứ vào đề nghị của doanh nghiệp, Cục quản lý lao động sẽ giới thiệu doanh nghiệp với các cơ quan chức năng Nhật Bản.

- Kiểm tra kỹ năng nghề và năng lực tiếng Nhật

Bộ lao động công thương đã thống nhất với các cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan quyết định tổ chức kỳ thi đánh giá kỹ năng đặc định tại Việt Nam. Thông tin về kỳ thi sẽ được đăng tải trên trang web của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam.

- Xác nhận danh sách lao động kỹ năng đặc định

Các ứng viên lao động kỹ năng đặc định đăng ký qua các doanh nghiệp phái cử Việt Nam sẽ được các doanh nghiệp làm thủ tục xác nhận theo danh sách theo quy định của cục Quản lý lao động nước ngoài.

Các ứng viên đang cư trú tại Nhật liên lạc với cục Quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản.